Nhắn tin qua Facebook Zalo: 08.5716.5716
Hotline: 08.220.220.80

Công nghệ MBR trong xử lý nước thải

MBR (viết tắt của Membrane Bio – Reactor) được hiểu là bể phản ứng sinh học kết hợp giữa các quá trình lọc MF (vi lọc) hoặc UF (siêu lọc) với quá trình sinh trưởng lơ lửng. Có thể nói đây là công nghệ xử lý nước thải hiện đại, tiên tiến và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải tại khu công nghiệp, khu đô thị trong và ngoài nước.

Các loại màng lọc xử lý nước thải MBR

Được cấu tạo từ các sợi rỗng dạng ống hoặc sợ rỗng hay kết hợp tương quan giữa hai loại này. MBR có tính liên kết chặt chẽ và gần như mỗi sợi rỗng lại trở thành một màng lọc riêng để phân tách chất cặn bã, chất thải hữu cơ đi qua.

Trên thị trường hiện nay có các loại MBR phổ biến và thông dụng:

  • Dạng ống
  • Sợi rỗng
  • Xoắn ốc
  • Hộp lọc
  • Dạng phẳng hay còn được gọi là phiến – khung

Đặc điểm của màng lọc MBR xử lý nước thải

Được nâng cấp từ quy trình CAS (xử lý hoạt tính), xử lý nước thải MBR sử dụng module màng MBR tích hợp cùng bể Aerotank hoặc độc lập vào bể riêng với vô số các lỗ vi lọc giúp tách hoàn toàn những hỗn hợp nước bùn. Lỗ lọc với kích thước 0.4 Micron của tấm vật liệu trong màng C- PVC giữ lại các vi sinh vật, chất rắn lơ lửng và thành phần các vi khuẩn gây bệnh.

Với cách xử lý nước thải MBR thì hệ thống không cần thiết phải có bể lắng thứ cấp và bể khử trùng. Cùng với đó, đây là hệ thống có tính tự động hóa tương đối cao nên không yêu cầu cao về người vận hành: có kiến thức chuyên sâu, trực thường xuyên,…Ở điểm này, công nghệ MBR tối ưu hóa được chi phi cho chủ đầu tư.

Nếu bể CAS truyền thống mất tới 6h để lưu nước thì với cách xử lý nước thải bằng công nghệ MBR chỉ mất từ 2.5 – 5h.

Ưu và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR:

  • Hệ thống vận hành có tính tự động hóa cáo
  • Độ bền các màng MBR tương đối cao: đàn hồi và chịu được lực kéo giãn tốt
  • Nếu nước trong bể sâu, hoàn toàn không cần bơm hút bởi MBR có thể thu nước sau quá trình lọc bằng trọng lực.
  • Đảm bảo được chất lượng nước đầu ra
  • Tiết kiệm tối đa chi phí và diện tích xây dựng
  • Áp dụng được cho hệ thống xử lý nước thải ở nhiều ngành: y tế, sản xuất, sinh hoạt, công nghiệp…

Nhược điểm:

  • Làm sạch các màng MBR phải sử dụng hóa chất – tốn chi phí
  • Hay xảy ra các tình trạng tắc nghẹt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *