Nhắn tin qua Facebook Zalo: 08.5716.5716
Hotline: 08.220.220.80

Khí thải NO2, ngành giao thông và thời tiết

Giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nitơ dioxide (NO2) cao nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời tiết cũng tác động mạnh đến nồng độ NO2 trong không khí. Cùng công ty môi trường Đắk Bình tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Khí thải NO2 và ngành giao thông vận tải

NO2 được biết đến là khí thải gây ra một số hiện tượng kích ứng đường thở đối với hệ hô hấp. Khi phải tiếp xúc với NO2, sức khỏe con người dễ mắc một số triệu chứng: khó thở, ho khan, khò khè, đau họng,…tăng nguy cơ nhiễm một số bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản,…

Không chỉ dừng lại ở đó, khí thải NO2 còn phản ứng với một số thành phần chất khác trong không khí để tạo thành một số tác nhân gây ô nhiễm không khí, điển hình là bụi mịn. Khi nồng độ NO2 cao, tiếp xúc với Oxy, nước,…gây ra một só hiện tượng như mưa axit.

Trong ngành giao thông vận tải NO2 phát thải chủ yếu từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu của các loại xe cơ giới: xe tải, xe con, xe bus,…ngoài ra chúng còn phát sinh từ một số nhà máy nhiệt điện sử dụng than làm nguyên liệu đốt.

Khí thải NO2, ngành giao thông và thời tiết

Nồng độ NO2 phụ thuộc vào điều kiện thời tiết

Mới đây nhất, một nhóm nghiên cứu đã thống kê những biến động của chất lượng không khí đã khẳng định rằng: Nồng độ khí thải NO2 trong ngành giao thông vận tải không chỉ phụ thuộc vào mật độ giao thông; động cơ xe; nhiên liệu đốt,…mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố của tự nhiên như: chiều cao của lớp không khí và tốc độ gió.

Văn phòng Môi trường, Nông nghiệp và Địa chất (LfULG) của Saxon đã ủy thác TROPOS để thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đối với nồng độ NO2. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu được gửi về từ 29 trạm quan trắc không khí từ nông thôn đến thành thị hay các sườn núi ở Sachsen trong suốt bốn năm.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này cũng đã tính toán chiều cao của tầng thấp nhất trong khí quyển và kết hợp dữ liệu từ các trạm đèn giao thông ở Leipzig và Dresden. Ngoài mật độ giao thông thì nhóm nghiên cứu đã khẳng định tốc độ gió và chiều cao của lớp không khí cũng ảnh hưởng đến nồng độ NO2:

  • Độ ẩm cao cũng có thể làm giảm nồng độ NO2 bởi các chất ô nhiễm lắng đọng mạnh hơn trên bề mặt ẩm ướt.
  • Tốc độ gió càng cao cũng làm tăng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm, trong đó có NO2
  • Ở nhiệt độ cao hơn thì sự tiếp xúc giữa NO2 và nước cùng một số hóa chất cũng khiến nồng bộ bụi mịn PM 2.5 cao hơn.

Trong các ngành công nghiệp sản xuất, để xử lý khí thải NO2 có rất nhiều phương pháp hóa – lý – sinh có thể ứng dụng như: thiêu đốt + chất xúc tác; hấp thụ; rửa khí;…Đối với ngành giao thông vận tải, để giảm phát thải khí NO2 nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm hoặc hạn chế phương tiện cá nhân; kiểm soát chất lượng khí thải của các động cơ;…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *