Nhắn tin qua Facebook Zalo: 08.5716.5716
Hotline: 08.220.220.80

Theo luật bảo vệ môi trường, hành vi nào bị cấm?

Vấn nạn ô nhiễm môi trường là một bài toán khó chưa lời giải đối với Việt Nam và nhiều nước trên thế giới? Vậy những hành vi nào gây ô nhiễm môi trường? Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường thì hành vi nào bị cấm?

Một số hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường

Theo quy định được nêu rõ trong các thông tư, chính sách của bộ Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm 2014, tại điều 7, các hành vi dưới đây là bị nghiêm cấm bởi có thể gây ô nhiễm, hủy hoại, suy thoái,…đe dọa đến môi trường:

  • Xả thải trái phép các chất thải nguy hại, hóa chất, chất phóng xạ hay nước thải – khí thải ô nhiễm phát sinh trong các hoạt động sản xuất ra môi trường đất – nước – không khí khi chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn.
  • Săn bắt, kinh doanh và tiêu thụ các loài động thực vật hoang dã nằm trong danh mực các loài động thực vật cần được bảo tồn đã được cơ quan chức năng có thầm quyền liệt kê.
  • Vận chuyển, xử lý các chất thải nguy hại, hóa chất hay chất phóng xạ không đúng các quy chuẩn về kỹ thuật
  • Các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường, tác động tiêu cực đến con người và hệ sinh thái; sử dụng các chất cấm, nguyên vật liệu hóa chất độc hại quá chuẩn đã được quy định.
  • Khai thác bừa bãi, bất hợp pháp, trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên

bảo vệ môi trường, lậu bảo vệ môi trường, hành vi vi phạm luật môi trường

  • Khai thác vượt mức sản lượng hoặc sử dụng các nguyên vật liệu trong khai thác có khả năng hủy diệt, tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên.
  • Gây cản trở các hoạt động bảo vệ môi trường
  • Lợi dụng thẩm quyền, thao túng các hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường
  • Phá hoại, xâm lấn các công trình, phương tiện hay trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường: hệ thống thủy lợi; khu bảo tồn; di sản thiên nhiên,…
  • Che giấu cho các hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường
  • Tạo tiếng ồn, rung quá chuẩn cho phép
  • Hoạt động trái phép tại các khu vực có mức nguy hiểm đối với con người do môi trường bị ô nhiễm đã được cơ quan thẩm quyền liệt kê.
  • Đưa vào nguồn nước, không khí các hóa chất độc hại, vi sinh vật – vi khuẩn có tác động tiêu cực đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật.
  • Xuất nhập khẩu các chất thải, hóa chất độc hại trái phép
  • Xuất nhập khẩu các loài động thực vật khi chưa qua kiểm dịch hoặc các loài sinh vật không nằm trong danh mục cho phép

​Hy vọng rằng với những thông tin mà công ty xử lý môi trường Đắk Bình đã tổng hợp trên đây sẽ giúp mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong các công tác bảo vệ môi trường!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *